Trong hóa trị, lượng tế bào neutrophils ở một số người bị xuống mức thấp. Đây là các tế bào bạch cầu giúp cơ thể quý vị chống lại nhiễm trùng. Khi số tế bào neutrophils bị xuống mức thấp người ta gọi đó là chứng giảm bạch cầu (neutropenia ). Nếu bị chứng neutropenia, cơ thể quý vị không còn chiến đấu chống lại nhiễm trùng đượu tốt như mọi khi. Nhiễm trùng trong khi hóa trị có thể là vấn đề nghiêm trọng, do đó điều quan trọng là quý vị cần phải nắm được những biện pháp thận trọng về an toàn đúng đắn để bảo vệ bản thân.
Tôi phải làm gì để giảm bớt nguy cơ bị nhiễm trùng?
Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà bông
- Trước khi ăn
- Trước khi sửa soạn bữa ăn
- Sau khi đụng chạm vào thịt sống
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi ở nơi công cộng về
Chăm sóc cơ thể
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ (dùng bàn chải mềm và dùng nước rửa miệng không cồn để xúc miệng )
- Ngày nào cũng tắm vòi sen hoặc tắm bồn
- Nếu cần cạo râu thì dùng loại máy cạo râu chạy điện
- Giữ sạch sẽ vùng mông sau khi đi vệ sinh
- Giữ sạch sẽ chỗ vết thương rách da hoặc xước da
Tránh xa vi trùng
- Tránh xa người bị những chứng bệnh có thể lây cho quý vị như là cảm lạnh, cảm cúm, sởi hoặc thủy đậu
- Cố gắng tránh xa đám đông, ví dụ như chỉ đi mua sắm hoạc coi phim vào những lúc ở đó vắng khách
- Rửa rau hoặc rửa và gọt vỏ trái cây trước khi ăn
- Không ăn thực phẩm sống như cá, hải sản, thịt hoặc trứng sống
- Nấu thịt thật kỹ trước khi ăn
- Không làm việc rửa dọn phân của bất cứ loại thú cưng hoặc thú vật gì
- Không đi bơi tại hồ bơi công cộng hoặc dùng bồn tắm nước nóng
Quan trọng
Liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị ngay lập tức nếu quý vị có:
- Nhiệt độ cơ thể là 380C hoặc cao hơn
- Ớn lạnh, vã mồ hôi, rùng mình hoặc run rẩy
- Nhức đầu hoặc cổ bị cứng
- Viêm họng, bị ho hoặc cảm lạnh
- Bị hụt hơi làm khó thở
- Bị đau ở miệng
- Da bị nổi mẩn hoặc nổi ban đỏ
- Bị đỏ, sưng tấy hoặc đau, nhất là ở chỗ xung quanh vết thương, chỗ đặt ống truyền hoặc vùng hậu môn
- Bị tiêu chảy mất kiểm soát
- Khi đi tiểu bị đau hoặc bị ra máu
Nếu không thể liên lạc được với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị, hãy tới khoa cấp cứu nơi gần nhất để được giúp đỡ.
Học cách đo nhiệt độ cơ thể
- Chắc chắn ở nhà quý vị có dụng cụ đo nhiệt độ
- Hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng cách làm đúng để đo nhiệt độ cơ thể.
GHI NHỚ:
Nếu thấy nhiệt độ cơ thể là 380C hoặc cao hơn, hãy ngay lập tức liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị, hoặc tới khoa cấp cứu ở bệnh viện.
Đôi khi quý vị cũng có thể bị nhiễm trùng mà không bị sốt. Luôn luôn liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị nếu cảm thấy không khỏe.
Tôi cần phải biết thêm điều gì nữa?
Thuốc men
Hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng trước khi quý vị sử dụng bất cứ thuốc gì. Một số loại thuôc có thể che dấu các biểu hiện của nhiễm trùng. Bao gồm những thuốc như paracetamonl, aspirin và ibuprofen.
Chủng ngừa
Hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng trước khi quý vị chủng ngừa bất kỳ bệnh gì. Tránh xa những người mới được chủng ngừa loại vắc xin sống, như chủng ngưa vắc xin thủy đậu hoặc MMR (sởi, quai bị và sởi Đức Rubella).
Thú cưng và các loại thú vật khác
Thú vật có thể mang mầm nhiễm trùng. Hãy rửa tay sạch sẽ sau khi quý vị đụng chạm vào thú cưng hoặc các thú vật khác. Nếu có thể, không làm việc dọn rửa phân mèo, chó hoặc các thú vật khác, hoặc không làm việc rửa bể cá cảnh, chuồng chim hoặc rửa khay nơi cho mèo vệ sinh.
Làm vườn
Đeo bao tay hoặc mặc quần áo bảo vệ khi làm vườn, tránh xa nơi ủ phân hữu cơ và nơi chứa đất trộn cho cây cảnh vì những thứ đó có thể chứa vi trùng.
Xây dựng và sửa nhà cửa
Cố gắng tránh bụi nơi công trường xây dựng hoặc nơi sửa nhà cửa, đôi khi đó cũng là nguồn gây nhiễm trùng.
Bơi lội
Không bơi ở sông, hồ nước hoặc hồ bơi công cộng vì nước ở đó có thể gây nhiễm trùng.
Đau ốm trong gia đình
Nếu trong nhà có người bị đau ốm, hãy liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quí vị để được lời khuyên.
Từ vựng
Bạch cầu (Neutrophils) = tế bào bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm trùng
Chứng giảm bạch cầu (Neutropenia) = lượng bạch cầu thấp
Chứng giảm bạch cầu kèm theo sốt (Febrile neutropenia) = lượng bạch cầu thấp và nhiệt độ cơ thể cao
Nhiễm trùng (Infection) = chứng bệnh quý vị có thể mắc như là bị cảm lạnh hoặc bị thủy đậu
Vi trùng (Germs) = sinh vật cực nhỏ tới mức không thể nhìn thấy và có thể gây nhiễm trùng, bao gồm vi khuẩn, vi rút và nấm
Những câu thường hỏi
Khi nào thì tôi có thể bị nhiễm trùng?
Thời gian có nguy cơ lớn nhất mắc chứng neutropenia và bị nhiễm trùng là từ 7 – 14 ngày sau mỗi đợt điều trị hóa trị. Nhưng quý vị vẫn có thể bị nhiễm trùng bất cứ lúc nào.
Nhiễm trùng xảy ra như thế nào?
Nhiễm trùng là do vi trùng gây ra. Có những loại vi trùng khác nhau ví dụ như vi khuẩn, vi rút và nấm.
Vi trùng vào cơ thể như thế nào? | Quý vị nên làm gì? |
Từ không khí khi quý vị thở |
|
Thông qua đường miệng khi ăn, uống hoặc khi quý vị chạm tay vào miệng. |
|
Vào đường máu |
|
Liệu tôi có biết được tôi bị chứng neutropenia hay không?
Quý vị sẽ được thử máu định kỳ trong thời gian điều trị để kiểm tra lượng bạch cầu. Quý vị có thể bị mắc chứng neutropenia mà vẫn không biết do đó nên luôn luôn cẩn thận.
Có cách gì điều trị chứng neutropenia không?
Một số người bị neutropenia dùng thuốc tiêm để giúp cơ thể sản sinh thêm bạch cầu. Bác sĩ sẽ nói cho quý vị biết nếu quý vị cần được chích thuốc. Nhưng ngay cả khi đã chích thuốc, quý vị vẫn có thể bị nhiễm trùng.
Những điều hỏi nên bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị
- Khi nào tôi nên gọi điện cho quý vị?
- Khi nào tôi nên đo nhiệt độ cơ thể?
- Tôi làm thế nào để đo nhiệt độ cơ thể?
- Tôi phải làm thế nào để tránh bị nhiễm trùng?
- Số điện thoại liên lạc:
- Ban ngày:
- Ban đêm/cuối tuần: