Một số người khi được hóa trị thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn và bị nôn ói trong thời gian điều trị. Một số người khi được xạ trị hoặc điều trị bằng liệu pháp trọng điểm cũng có thể bị vấn đề này.
Q: Tôi có khả năng bị buồn nôn bị nôn ói sau khi được điều trị khoảng từ vài giờ tới vài ngày?
A: Một số người cảm thấy buồn nôn và bị nôn ói từ trước khi đều trị. Điều này có thể xảy ra do trước đây họ đã từng buồn nôn và bị nôn ói rồi, nay họ trở nên lo lắng sẽ bị lại
Q: Tôi làm thể nào để kiểm soát tình trạng buồn nôn và bị nôn ói ?
A: Bác sĩ sẽ kê toa cho quý vị loại thuốc chống nôn ói, để giúp quý vị về vấn đề buồn nôn và bị nôn ói .
Hãy dùng thuốc này theo đúng lời dặn của bác sĩ, ngay cả khi quý vị không cảm thấy bị khó chịu trong người
Thuốc sẽ giúp quý vị tránh không bị buồn nôn. Ngăn ngừa cảm giác buồn nôn từ trước khi điều đó xảy ra là dễ hơn rất nhiều.
Q: Nếu tôi vẫn cứ bị nôn ói thì sao?
A: Lúc bị nôn ói là lúc quý vị mất nước hoặc chất dich (chất lỏng) của cơ thể. Nếu bị nôn ói quá nhiều, quý vị có thể bị mất rất nhiều chất lỏng. Tình trạng này goi là cơ chế bị mất nước (dehydration)
Những biểu hiện của cơ thể bị mất nước là:
- Quý vị cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt hoặc bị lú lẫn
- Quý vị cảm thấy tim đập như nhảy cóc hoặc nhịp tim quá nhanh
- Quý vị bị nhức đầu ghê gớm
- Nước tiểu bị thay đổi, chẳng hạn như quý vị không tiểu nhiều như bình thường, hoặc nước tiểu quá sậm màu.
Quan trọng
Liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị ngay lập tức nếu có:
- Nhiệt độ cơ thể là 380c hoặc cao hơn
- Bị ớn lạnh, vã mồ hôi, rung mình hoặc run rẩy
- Cảm thấy ốm mệt và lúc nào cũng bị nôn ói (không thể ăn mà không nôn ói)
- Có biểu hiện cơ thể bị mất nước
Nếu không thể liên lạc được với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị, hãy tới khoa cấp cứu nơi gần nhất để được giúp đỡ.
Tình trạng mất nước có thể rất nghiêm trọng
Nếu bị nôn ói, quý vị hãy cố gắng uống thật nhiều nước để bù cho phần chất lỏng cơ thể bị tổn thất
Quý vị không được uống nhiều nước nếu là người ‘bị hạn chế chất lỏng’ nên không được phép uống nhiều nước.
Nói chuyện với bác sĩ về những gì qúy vị nên làm.
Ghi nhớ: Dùng thuốc chống ốm mệt đúng thời gian quy định (ngay cả khi không cảm thấy ốm mệt)
Q: Tôi có thể làm gì nữa đối vấn đề buồn nôn và bị nôn ói?
A:
- Xin gặp bác sĩ dinh dưỡn để được tư vấn về chế độ ăn uống.
- Nếu quý vị cảm thấy hồi hộp lo lắng, thử làm những việc giúp quý vị thư giãn, như là nghe nhạc hay thiền.
- Thử dùng vòng đeo tay bấm huyệt (sử dụng cho việc chống say xe).
Ăn:
- Ăn ít mỗi bữa, mỗi ngày ăn 5 hoặc 6 bữa
- Ăn chậm và nhai kỹ
- Ăn đồ ăn lạnh hoặc ấm (không nóng)
- Không nấu nướng khi quay vị cảm thấy ốm mệt
- Để người khác nấu nướng
- Không ăn đồ ăn quá ngọt, đồ chiên rán, đồ ăn béo mỡ hoặc có gia vị, hoặc đồ ăn nặng mùi
- Thử dùng bạc hà hoặc uống trà bạc hà
- Thử đồ ăn có gừng, ví dụ như bánh bích quy gừng hoặc uống bia gừng
Uống:
- Uống thật nhiều nước trong ngày (trừ khi quý vị bị hạn chế chất lỏng)
- Uống nước chậm rãi, nhâm nhi từng ngụm nhỏ
- Không uống nhiều nước trước bữa ăn
- Không uống rượu
- Không ướng đồ uống có thành phần caffeine
Lau rửa sạch sẽ và vấn đề an toàn đối với hóa trị
Thuốc hóa trị có thể còn có trong chất dịch cơ thể, kể cả trong chất nôn ói, nước tiểu (nước đái) và phân (chất thải từ ruột/phân) tới 7 ngày sau khi hóa trị. Thuốc hóa trị có thể phương hại tới người khỏe mạnh do vậy điều quan trọng là phải lau rửa sạch sẽ đúng cách đối với bất cứ loại chất dịch cơ thể nào.
Phải làm gì
- Đeo bao tay để lau rửa bất cứ chất nôn ói hoặc các chất dịch vào cơ thể nào khác, và không dùng bao tay đó làm việc gì khác.
- Cho bất cứ giẻ lau nào đã dùng vào túi nilon và cột chặt túi. Cho túi này vào trong một túi nữa và giụp bỏ.
- Giặt ngay tất cả quần áo hoặc đồ trải giường có dính chất dịch cơ thể. Sử dụng chế độ giặt máy lâu nhất.
Nếu quý vị nôn ói vào chậu thì sau đó rửa chậu bằng nước xà bông. Không dùng chậu đó vào việc gì khác và vứt bỏ chậu sau khi kết thúc điều trị.