Đại dịch Covid-19, khác với các đại dịch trước, rất khó có thể dập tắt bằng các biện pháp xét nghiệm, theo dấu hay các công cụ y tế công cộng nói chung.
Ảnh: Bloomberg
Covid-19 cho đến nay đã trở thành đại dịch “chết chóc” nhất trên thế giới tính từ năm 1918, giờ đây đã gần nửa triệu người chết vì Covid-19. Trong thế kỷ với hai đại dịch, thế giới cũng đã từng trải qua nhiều đại dịch chết chóc bao gồm Ebola, SARS và một số đại dịch cúm khác.
Theo Bloomberg, các đại dịch trước đây không thể mang đến cho người ta câu trả lời về việc liệu khi nào Covid-19 có vắc xin. Thế nhưng nó có thể giúp cho người ta hiểu được bệnh dịch lây lan như thế nào và nhiều khi có thể bùng phát lên thành làn sóng thứ 2.
Đại dịch Covid-19 hiện đang tiếp tục lây lan ra khắp toàn cầu và bùng phát thành điểm dịch mới, mỗi ngày có thêm đến 150.000 ca nhiễm mới. Trong vòng 6 tháng đại dịch càn quét trên toàn cầu, hơn 9 triệu người đã lây nhiễm, tuy nhiên trên thực tế con số này không thống kê đầy đủ bởi số lượng người nhiễm Covid-19 tại một số nước tâm dịch mới như Brazil và Mexico đang tăng nhanh.
Trong khi đó, số lượng các ca lây nhiễm Covid-19 tại Mỹ đang tiếp tục tăng. Mỹ hiện vẫn đứng đầu thế giới về số lượng các ca lây nhiễm và cả số ca tử vong. Tình trạng lây nhiễm Covid-19 tại Mỹ ngày một tồi tệ hơn tại các bang miền Nam và miền Tây.
Những đại dịch như Covid-19, dù rằng hiếm xảy ra, được theo dõi chặt chẽ và thường có nhiều đặc điểm làm cho nó khác biệt với nhiều đại dịch khác có thể dễ dàng được dập tắt bởi các công cụ y tế công cộng.
Dù rằng các biện pháp như xét nghiệm, theo dấu người bệnh và giãn cách xã hội có thể giúp kiểm soát bệnh dịch, tình trạng lây nhiễm tồi tệ của dịch bệnh này khiến cho chúng thực sự khó kiểm soát. Những trường hợp bệnh dịch không được thống kê tiềm ẩn khả năng làm bùng dịch.
Các đợt bùng dịch lây nhiễm khác nhau về quy mô. Dịch sởi cho đến nay vẫn kéo dài nhiều thế kỷ dù rằng đã có các biện pháp kiểm soát hiệu quả. Một số bệnh dịch khác như dịch SARS xuất phát từ Trung Quốc và rồi lây lan ra khắp thế giới rồi được kiềm chế sau vài tháng. Còn với bệnh đậu mùa, sau khi khiến cho hàng triệu người chết, cuối cùng bệnh đã được kiềm chế bởi vắc xin, bệnh bại liệt cũng tương tự như vậy.
Với dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), dịch bệnh sau khi lây lan từ Trung Quốc sang các nước khác có thể coi như minh chứng cho thấy dịch bệnh này chưa bao giờ có thể vươn đến đại dịch. Cũng giống như Covid-19, dịch này ban đầu lây lan khá mạnh. Nhưng rồi sau đó nó không lan quá nhiều trong cộng đồng.
Đại dịch cúm năm 2009 xuất hiện vào tháng 4 cùng năm đó và nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới: tính đến tháng 6/2020, 74 quốc gia trên khắp thế giới đã có người bị cúm loại này, theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Phần lớn các virus cúm và hô hấp thường yếu đi trong mùa nóng, virus thường xuất hiện nhiều hơn ở nam bán cầu khi thời tiết lạnh hơn và ngược lại. Đại dịch cúm tuy nhiên lại hay lây lan mạnh trong tiết trời nóng bởi dễ lây nhiễm khi hệ miễn dịch yếu đi.
Trong khi cúm mùa chủ yếu ảnh hưởng đến người già thì dịch cúm năm 2009, được coi giống như đại dịch năm 1918 lại có điểm khác, người già có sức đề kháng tốt hơn. Phần nhiều người chết với dịch cúm năm 2009 lại người trẻ hoặc người nếu không mắc cúm lẽ ra đã khỏe mạnh.
Tại một số khu vực trên thế giới, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 gây ra nhiều chết chóc hơn làn sóng thứ 1 bởi tình trạng biến thể của virus. Virus cúm corona, tuy nhiên không dễ biến thể như virus cúm, chính vì vậy các nhà nghiên cứu vắc xin có mục tiêu chắc chắn để nhắm đến hơn.
TRUNG MẾN