Quý vị có thể lo lắng về việc phải hóa trị, nhưng nhiều người kiểm soát việc này rất tốt trong thời gian điều trị. Hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị xem nên trông chờ điều gì và quý vị có thể tới đâu để được giúp đỡ và hỗ trợ.
Hóa trị sẽ như thế nào?
Việc hóa trị của mỗi người mỗi khác. Những điều quý vị cảm thấy sẽ còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là:
- Loại bệnh ung thư của quý vị
- Loại thuốc hóa trị quý vị được truyền
- Quý vị còn có điều trị nào khác nữa không, ví dụ phẫu thuật hoặc xạ trị
- Quý vị còn có những vấn đề sức khỏe gì khác hay không
Một số người có thể phải nằm viện trong thời gian chữa trị hoặc phải đi xa nhà để được chữa trị.
Tuy nhiên trong thời gian hóa trị nhiều người vẫn có thể tiếp tục duy trì đời sống như bình thường. Họ vẫn có thể đi làm, tiếp tục các hoạt động thường ngày và hưởng thụ thời gian cùng gia đình và bạn bè.
Liệu tôi có bị các phản ứng phụ không?
- Phần lớn mọi người đều bị một số phản ứng phụ trong thời gian chữa trị.
- Phản ứng phụ đối với mỗi người có thể mỗi khác nhau
- Phản ứng phụ cũng còn tùy vào loại thuốc hóa trị quý vị được truyền.
- Nếu quý vị có vấn đề với phản ứng phụ, hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng để biết cách kiểm soát vấn đề.
Quý vị có thể có những ngày cảm thấy mệt mỏi hoặc đau ốm
- Cố gắng nghỉ ngơi mỗi khi quý vị cảm thấy mệt mỏi.
- Hãy yêu thương bản thân mình và dành thời gian để thư giãn.
Cũng có những lúc quý vị có thể cảm thấy dễ xúc động hoặc khó xoay trở
- Không nên ngần ngại đề nghị được giúp đỡ
- Nói chuyện với ai đó về tình trạng và cảm xúc của mình
- Hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị về những điều quý vị có thể làm.
Những thông tin hữu dụng khi cần được giúp đỡ và hỗ trợ
- Biết cách liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị, hoặc với bệnh viện để được giúp đỡ và khuyên bảo.
- Tìm hiểu để biết nên tới đâu để được lời khuyên về các vấn đề thiết thực chẳng hạn như vấn đề khó khăn về tiền bạc.
- Tìm hiểu để biết nên tới đâu để được hỗ trợ nếu quý vị cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm.
- Hỏi để biết có thể đến đâu để được hỗ trợ nếu quý vị cảm thấy mình cần được hỗ trợ thêm, ví dụ như trường hợp quý vị sống một mình hoặc phải đi đường xa tới nơi điều trị.
- Hóa trị và nhiễm trùng
- Học cách giảm bớt nguy cơ bị nhiễm trùng
- Biết rằng quí vị cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu nhiệt độ cơ thể lên tới 380C hoặc cao hơn, hoặc quý vị thấy có các biểu hiện bị nhiễm trùng khác.
- An toàn trong hóa trị
- Tìm hiểu những biện pháp thận trọng về vấn đề an toàn mà quý vị nên áp dụng ở nhà trong thời gian điều trị.
- Phản ứng phụ của điều trị
- Hỏi về các phản ứng phụ mà quý vị có thể bị và những cách để kiểm soát.
Tôi có thể dùng thuốc khác được không?
Thuốc là những loại dược chất hoặc các chất có thể tác động tới cơ thể quý vị. Thuốc bao gồm các loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho quý vị, mà cả các loại thuốc mà quý vị có thể mua không cần toa như các loại vitamin hoặc các trị liệu chữa nhức đầu và cảm lạnh.
Các loại thuốc bổ sung và thuốc thay thế
Điều trị ung thư có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp trọng điểm. Đôi khi những người bị ung thư muốn thử các cách chữa trị khác. Đây gọi là các thuốc bổ sung và thay thế (complementary and medicines – CAMs). Các loại thuốc đó có thể bao gồm:
- Vitamin
- Thực phẩm bổ sung
- Liệu pháp vi lượng đồng căn
- Thuốc truyền thống, như là thuốc Trung quốc, thuốc Ayurvedic hoặc thuốc cây cỏ thổ dân.
Một số liệu pháp bổ sung và thay thế CAMs, trước khi úy vị bắt đầu hóa trị. Không tự động ngưng dùng thuốc gì hoặc băt đầu dung thuốc gì mà không hỏi ý kiến bác sĩ của quý vị.
Chủng ngừa thì sao?
Chủng ngừa cho quý vị trong thời gian hóa trị
Có một số loại chủng ngừa là an toàn trong thời gian hóa trị, nhưng cũng có những lọại không an toàn. Vắc xin phòng cúm là an toàn.
Quý vị không nên chủng ngừa loại có thành phần vắc xin sống trong thời gian điều trị, hoặc trong thời gian ít nhất là 6 tháng sau khi điều trị. Những loại chủng ngừa này là: BCG (lao), varicella (thủy đậu), zoster (sởi zoster), MMR (sởi, quai bị và sởi Đức rubella).
Chủng ngừa cho gia đình quý vị
Người thân trong gia đình quý vị nên chủng ngừa như bình thường trong thời gian quý vị điều trị, kể cả chủng ngừa vắc xin sống.
Rotavirus là chủng ngừa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Một số vắc xin có thể còn có trong phân của trẻ trong 2 tuần sau khi chủng ngừa. Nếu quý vị là người trông nom trẻ mới được chủng ngừa vắc xin này thì cố gắng nhờ người khác thay tã cho trẻ trong thời gian này.
Mang thai và cho con bú bằng sữa mẹ
Là phụ nữ đang được hóa trị thì quý vị không nên cho con bú bằng sữa mẹ trong thời gian điều trị.
Nếu quý vị đang được hóa trị và người chăm sóc cho quý vị đang có thai hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ thì họ không nên đụng chạm vào bất cứ thuốc hóa trị nào của quý vị hoặc làm công việc rửa dọn bất cứ chất dịch cơ thể nào có thể chứa thuốc hóa trị.
Tôi có thể ăn và uống bình thường được không?
Điều quan trọng là phải cố gắng ăn trong thời gian điều trị để giữ sức.
- Cố gắng theo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
- Uống đủ nước, khoảng 8 ly hoặc 2 lít nước một ngày. (Nếu quý vị bị hạn chế chất lỏng do có vấn đề về sức khỏe, hãy kiểm tra với bác sĩ để biết lượng nước quý vị có thể được uống là bao nhiêu.)
- Hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng xem trong thời gian điều trị mà quý vị uống rượu bia thì có an toàn không.
An toàn thực phẩm
Một số thực phẩm có thể mang vi trùng gây nhiễm trùng.
Quý vị nên tìm hiểu các loại thực phẩm an toàn để ăn trong thời gian điều trị, đồng thời học cách chuẩn bị đồ ăn và làm sao nấu đồ ăn đúng cách cho mình.
Ăn và phản ứng phụ
Một số phản ứng phụ của hóa trị có thể làm cho việc ăn uống bị khó khăn. Như là:
- Buồn nôn và nôn ói
- Miệng hoặc họng bị đau hoặc bị khô
- Thay đổi về mùi vị
Hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng lời khuyên làm thế nào kiểm soát các vấn đề đó. Quý vị cũng có thể yêu cầu gặp bác sĩ dinh dưỡng nếu quý vị gặp trở ngại trong vấn đề ăn uống.
Tình dục và khả năng sinh sản
Tình trạng của quý vị sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, mối quan hệ và việc quý vị có hoạt động tình dục hay không.
Quý vị có thể không cảm thấy có ham muốn tình dục trong thời gian điều trị ung thư. Điều này co thể do nguyên nhân cả về mặt thể chất và về mặt tình cảm. Nếu có gì băn khoăn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị.
Thuốc hóa trị có thể phương hại tới thai nhi do đó điều quan trọng là quý vị phải có phương pháp tránh thai nếu có khả năng quý vị hoặc người bạn đời có thể thụ thai, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc điều dưỡng để biết những phương pháp nào là phù hợp cho quý vị.
Một số hóa trị có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của quý vị. Nếu quý vị dự định có con sau này, điều quan trọng là quý vị phải xin lời khuyên trước khi bắt đầu điều trị.