Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hành đầu trên thế giới. Ngày này, căn bệnh đang có xu hướng gia tăng rất nhanh, ở Việt Nam, hầu hết những người mắc bệnh được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn vì thế gây khó khăn cho việc điều trị, dẫn đến tỷ lệ sống xuống thấp.
1. Ung thư phổi là gì
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính và không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc các bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn.
Thứ được cho là nguyên nhân chính của ung thư phổi là thuốc lá. Khoảng 90% trường hợp ung thư phổi là nguời nghiện thuốc lá. Các con số thống kê cũng cho thấy hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần, thậm chí những người không hút mà chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc cũng nằm trong nhóm những người dễ bị ung thư phổi. Một số tác nhân khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, gen di truyền bẩm sinh, độ tuổi..
Nhận biết được nguyên nhân gây bệnh là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh. Đa phần người bệnh mắc bệnh ung thư phổi là không thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị phổ biến như là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
2. Ung thư phổi có những loại nào?
Có hai loại chính của ung thư phổi là:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)
Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm đa số, chiếm 80% các trường hợp bệnh ung thư phổi. Trong số đó có những loại khối u:
- Ung thư tuyến
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (ung thư biểu bì) hình thành ở niêm mạc ống phế quả.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn
Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm ít hơn và cũng nguy hiểm hơn vì nó phát triển rất nhanh chóng, hay tái phát và có xu hướng kháng thể trong những đợt điều trị. Ung thư phổi tế bào nhò phổ biến ở nam giới, thường bắt đầu trong đường hô hấp lớn (phế quản) phổi, nhưng lây lan sớm, lan đến não. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn hạn chế và mở rộng. Tại thời điểm chẩn đoán, 60 đến 70% số người mắc bệnh ở giai đoạn mở rộng.
3. Ung thư phổi có nguy hiểm không?
Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu, là lưỡi liềm sắc bén phục vụ tử thần trong xã hội hiện đại. Chỉ tính trên phạm vi thế giới trng năm 2012, số ca mắc bệnh ung thư phổi là 1.8 triệu, trong đó có đến 1.6 triệu người tử vong.
Ở Mỹ, chỉ có 17.4% bệnh nhân sống sót sau năm năm kể từ thời điểm xác định mắc bệnh, còn đối với những nước kém phát triển hơn, con số lại càng thấp hơn nữa. Vì thế, mỗi người cần phải tự bảo vệ bản thân, tránh xa những yếu tố tác nhân làm nên nguyên nhân gây bệnh. Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, hợp lý…
4. Ung thư phổi có chữa khỏi không?
Ung thư phổi là căn bệnh cần phòng tránh triệt để bởi khi đã mắc bệnh thì rất khó có thể chữa khỏi. Những bệnh nhân được xác định bị ung thư phổi hầu hết đều được chẩn đoán vào giai đoạn muộn, khiến cho quá trình điều tị tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Ung thư phổi cũng như các khối u rắn khác như ung thư vú và ung thư đại trực tràng, khả năng kiểm soát bệnh dài hạn là có thể, nhưng các bác sĩ do dự khi sử dụng từ “chữa khỏi”.
Những người bị ung thư tuyến phổi có khả năng tái phát cao hơn ung thư tế bào vảy. Ngoài ra, những trường hợp ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết cũng có nhiều khả năng tái phát nếu không phẫu thuật loại bỏ. Tuy nhiên, nếu những người được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 1A, các mạch máu chưa bị xâm lấn bởi ung thư, khối u rất nhỏ; sau 5 năm bệnh không tái phát, thì có thể gọi là “chữa khỏi bệnh’.
5. Khám và chữa bệnh ung thư phổi ở đâu tốt nhất?
Cơ sở y tế ngày càng được đầu tư và phát triển giúp gia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư tăng lên đáng kể. Vì thế, ở cả ba miền đều có những bệnh viện có đội ngũ y tế giỏi, tận tình cũng những trang thiết bị hiện đại để phục vụ và điều trị bệnh.
- Ở miền bắc: có các bệnh viện ung bướu hàng đầu như bệnh viện K, 108, bệnh viện Bạch Mai hay các bệnh viện tư nhân như bệnh viện Thu Cúc, Hưng Việt..
- Ở miền Trung: người bệnh có thể đến Trung tâm ung bướu — bệnh viện trung ương Huế và bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, nơi mới được đầu tư trang thiết bị y tế cùng đội ngũ bác sỹ chuyên gia hàng đầu.
- Ở miền Nam: bệnh nhân ung thư phổi có thể đến bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, hoặc nếu có điều kiện hơn thì thăm khám ở bệnh viện đa khoa quốc tế Central Park, nơi được áp dụng kĩ thuật xạ trị chuẩn quốc tế.
6. Ung thư phổi sống được bao lâu?
Thời gian và tỷ lệ sống của ung thư phổi chia ra theo từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn sớm sẽ có tiên lượng sống tốt hơn so với những giai đoạn sau.
- Giai đoạn 1: Kích thước khối u nhỏ, chưa di căn hạch mà chỉ mới xuất hiện và phát triển ở một số vị trí của phổi chứ chưa xâm lấn. Sau khi chẩn đoán và tích cực điều trị, tỷ lệ là 52% bệnh nhân sống trên năm năm, và có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không còn tái phát bệnh.
- Giai đoạn 2, 3: khi mà khối u đã xâm lấn đến các mô xung quanh, kích thước khối u to thì tỷ lệ sống sau 5 năm giảm sút, chỉ còn 25%.
- Giai đoạn 4: ung thư đã di căn đến các cơ quan khác như gan, xương, não.. thì chỉ có khoảng 4% bệnh nhân sống được trên 5 năm. Và hầu hết bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 chỉ sống được từ 4–12 tháng.
7. Ung thư phổi di căn đi đâu?
Ung thư phổi có thể lây lan đến bất kỳ khu vực nào cơ thể ở các giai đoạn cuối, nhưng các khu vực phổ biến nhất là các hạt bạch huyết, gan, xương, não và tuyến thượng thận.
Ung thư phổi di căn xương: Khoảng 30 -40% số người bị ung thư phổi di căn đến xương, các xương dễ bị ảnh hưởng nhất là xương cột sống, xương chậu, xương trên của cánh tay gây nên các cơn đau, thậm chí là giải phóng canxi vào máu gây ra các triệu chứng như nhầm lẫn, yếu cơ..
Ung thư phổi di căn não: Có ít nhất 40% người mắc bệnh ung thư phổi di căn lên não. Ung thư phổi tế bào nhỏ có thể di căn lên ung thư não nhanh chóng, gây ra những chứng bệnh về thần kinh. Ung thư phổi di căn não chỉ được phát hiện khi chụp các loại cắt lớp.
8. Ung thư phổi di căn sống được bao lâu?
Khi ung thư phổi đã di căn và lan ra các bộ phận khác của cơ thể, thời gian sống của người bệnh còn lại rất ít. Người bệnh chỉ có 1% sống 5 năm, phần còn lại có thời gian sống tối đa từ 2–8 tháng. Khi di căn, cơ thể ngoài phải chịu đựng khối u nguyên phát còn gánh thêm cả trách nhiệm điều tiết các khối u di căn khác khiến cơ thể “quá tải”, suy yếu nhanh chóng.
Nếu là ung thư phổi tế bào nhỏ, bệnh có thể duy trì được 6–15 tuần, còn ung thư phổi không tế bào nhỏ thì khó lường và nguy hiểm hơn, không kéo dài được lâu. Tuy vậy nếu có tinh thần lạc quan cùng thái độ điều tị tích cực, cơ hội sống trên 5 năm vẫn hoàn toàn có.
9. Hóa trị ung thư phổi sống được bao lâu? Hết bao nhiêu tiền, tác dụng phụ thế nào?
Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất gây độc cho tế bào ung thư, từ đó tiêu diệt và đào thải nó ra ngoài cơ thể. Hóa trị ung thư phổi thường được sử dụng cho những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, khi khối u mới hình thành và chưa phát triển mạnh. Đồng thời, hóa trị cũng có thể làm teo nhỏ các khối u, để làm cho việc phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn.
Hóa trị ung thư phổi: Hóa trị luôn đi theo quá trình, thế nên chi phí cho phương pháp này cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Đối với ung thư phổi, dựa trên giai đoạn và mức độ nặng, nhẹ sau chẩn đoán mà các bác sỹ đề ra phác đồ trị liệu đi kèm hóa trị. Mỗi đợt điều trị thường khoảng 10–15 lần hóa trị, và giá tiền dao động từ 5–7 triệu/ 1 lần hóa trị.
Tuy vậy, hóa trị cũng có những mặt hạn chế nhất định khi có những tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa không kiểm soát. Một số bệnh nhân còn mắc chứng rụng tóc do ảnh hưởng bởi các thành phần trong những loại thuốc. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị rối loạn hô hấp, táo bón, ảnh hưởng tư duy và trí nhớ..
10. Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu? Bao nhiêu tiền, tác dụng phụ thế nào, có đau không?
Xạ trị là phương pháp đưa các tia năng lượng cao vào cơ thể nhằm tiêu diệt hoặc thu nhỏ các tế bào ung thư. Lượng phóng xạ thông qua các tia năng lượng này khá cao nên nhờ đó mới có thể tác động đến các tế bào ung thư, làm cho phương pháp này là “cứu cánh”, hy vọng cho các bệnh nhân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, xạ trị có thể được dùng với nhiều mục đích khác nhau
- Sau khi phẫu thuật: Xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.
- Trước khi phẫu thuật: Xạ trị giúp làm giảm kích thước của khối u và giúp cho quá trình phẫu thuật hiệu quả hơn.
- Chữa bệnh ung thư: Với khối u nhỏ, và những bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật do tuổi tác, vị trí của một khối u hoặc điều kiện y tế khác, xạ trị đôi khi có thể mang lại cơ hội cho việc chữa trị.
- Điều trị ung thư phổi: Điều trị các khối u tại chỗ, như các hạch bạch huyết ở gần và các bộ phận khác của cơ thể, như não bộ.
- Giảm nhẹ triệu chứng: Khi một khối u gây ra các triệu chứng như khó thở và đau đớn, xạ trị được sử dụng để làm giảm kích thước khối u, từ đó giảm triệu chứng.
- Phòng bệnh tái phát: Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, xạ trị đến não đôi khi được dùng để tiêu diệt các tế bào đã di căn tới não nhưng không được phát hiện bởi máy quét.
Chi phí điều trị ung thư phổi bằng xạ trị cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Một đợt xạ trị kéo dài khoảng 6 tuần, và mỗi tuần xạ trị 5 lần/tuần. Một lần xạ trị có giá tiền dao động từ 5–7 triệu/lần. Xạ trị là phương pháp hiện đại, có hiệu quả nhưng ẩn trong số đó là một số tác dụng phụ mà bệnh nhân cần biết đến:
- Phản ứng của da: da bị bạc màu giống như bị cháy nắng nhẹ.
- Buồn nôn, nôn và chán ăn: sẽ hết sau khi điều trị.
- Tiêu chảy nếu như xạ trị ở phần bụng. Tránh ăn rau xanh, trái cây, thức uống có cồn và uống nhiều nước.
- Đau cổ, khô miệng hay thay đổi vị giác nếu xạ trị ở phần cổ và họng.
- Mệt mỏi sau 2, 3 tuần xạ trị. Chỉ cần nghỉ ngơi thêm vài giờ mỗi ngày.
Một số đợt xạ trị có thể lưu lại hàm lượng phóng xạ trên cơ thể, dẫn đến việc bị ngộ độc phóng xạ, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư khác.
11. Có nên phẫu thuật ung thư phổi không?
Phẫu thuật là phương pháp có thể tiệm cận việc giải quyết triệt để căn nguyên của các bệnh ung thư phổi, và ung thư phổi là một trong số đó. Trong hầu hết ca bệnh, nếu bệnh có thể phẫu thuật được các bác sỹ đều khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật, vì đây là cách duy nhất giúp bệnh nhân trong giai đoạn về sau.
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư phổi (đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ), thường được áp dụng cho những giai đoạn sớm, khi ung thư chưa lan ra ngoài phổi. Các phương pháp phẫu thuật ung thư phổi bao gồm:
- Cắt bỏ phân đoạn
- Cắt thuỳ
- Cắt bỏ toàn bộ 1 phổi
12. Ung thư phổi nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh ung thư, quản lý tốt có thể giúp người bệnh bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể chống chọi lại với các tế bào ung thư ác tính.
Một số lưu ý chung:
- Hạn chế ăn đồ dầu, mỡ, đông lạnh
- Hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, đồ chiên đi chiên lại nhiều lần
- Tránh xa khói thuốc
- Bổ sung rau xanh, chất xơ hàng ngày
Dựa theo những triệu chứng đi kèm mà người bệnh cần phân loại, bổ sung và kiêng kỵ các loại thực phẩm khác nhau.
Đờm trắng ở trạng thái bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy, hoặc sợ lạnh: Kiêng ăn các thứ dầu mỡ ngậy béo, quá bổ dưỡng như thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, các hải sản tanh. Không uống các thứ lạnh, kiêng lạc, khoai lang vì chúng gây đờm, làm bệnh nặng thêm.
Nếu đờm vàng, tương đối đặc, khó khạc nhổ, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy, nên chọn các thức ăn vừa hóa được đờm lại vừa có tác dụng thanh nhiệt như quả lê, đường phèn hầm củ cải, quả hồng… Kiêng ăn các thức ngậy béo, cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ hun nướng. Kiêng hồ đào, lạc.
Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thức trên, bệnh nhân còn phải kiêng các thức thô ráp và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun…
13. Ung thư phổi có di truyền không?
Ung thư phổi không phải là căn bệnh di truyền nên vì thế, nó không lây lan từ người này sang người khác. Trên thực tế, những người trong gia đình có người thân đã từng mắc bệnh ung thư phổi thì nguy cơ cũng cao hơn so với người bình thường. Nguyên do một phần do lối sống của người thân hay sử dụng và tiếp xúc trong môi trường thuốc lá, ô nhiễm..
Do đó, việc thiết yếu nhất đối với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi là cần có chế độ sinh hoạt khoa học, tránh xa thuốc lá và các chất độc hại gây bệnh, đồng thời, có một lịch khám tầm soát định kỳ hàng năm để sàng lọc ung thư.
14. Chữa ung thư phổi bằng đông y thế nào?
Các phương pháp phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị có ưu điểm là tiêu diệt được tế bào ung thư, nhưng lại gây hảo mòn chính khí, gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế, với nhiều người, Đông Y vẫn là một trong những phương pháp hay, triệt để và trở thành món bảo bối thứ tư để điều trị ung thư.
Đông Y kết hợp với Tây Y có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau, có thể nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số bài thuốc Đông Y chữa ung thư phổi:
- Đối pháp lập phương: Sinh hoàng kỳ, tiết lệ, Đương quy, hải tảo, Bì thiềm tô, can khương, Xà lục cốc, bạch thược, chế nam tinh, hạ khô thảo, cam thảo, qua lâu nhân.
- Khung long thang hoạt huyết hóa đờm: Xuyên khung, ngưu tất, khương tinh thảo, Bán chi liên, diên hồ, địa long, mã ma thảo, bạch hoa xà.
- Dưỡng âm bổ khí: Sinh địa, Thiên môn, Đảng sâm, mạch môn, hoàng tinh, ngư tinh thảo, sinh hoàng kỳ, xuyên bối.
15. Chữa ung thư bằng thuốc nam thế nào?
Xen kẽ với thuốc Đông Y, thuốc Nam cũng được người dân truyền tay nhau và dùng xen kẽ với các liệu pháp, phác đồ điều trị Tây Y từ các cơ sở y tế. Một số loại cây thuốc nam nổi tiếng như cây xạ đen, dừa cạn, mật ong với gừng.. kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý đã giúp nhiều người chiến thắng được bệnh ung thư, song song với việc điều trị tích cực.
16. Ung thư phổi có lây không?
Ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm nhưng có xu hướng di truyền. Điều đó đồng nghĩa với việc những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Bệnh ung thư phổi hoàn toàn không lây nhiễm trong môi trường không khí, ăn uống, không lây truyền từ người sang người.
Sau quá trình điều trị tích cực, người bệnh có thể cắt bỏ được các khối u và tế bào ung thư ở bên trong phổi. Nhưng không vì thế mà chủ quan, mất kiểm soát và theo lại những thói quen không tốt vì bệnh ung thư có thể tái phát từ 1–5 năm sau.
Ung thư phổi vẫn có thể sinh con: Dù vậy, người sau quá trình điều trị ung thư phổi vẫn có thể mang thai và sinh con, nhưng kế hoạch gia đình nên bắt đầu từ năm thứ 3 sau ung thư, tránh sớm quá ung thư sẽ quay trở lại, ảnh hưởng đến thai nhi.
18. Phòng tái phát ung thư phổi thế nào hiệu quả?
Tuyệt đối tránh xa thuốc lá: Thuốc lá là yếu tố tác nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư. Vì thế, hãy tránh xa những nơi có mùi thuốc, đề nghị những người nói chuyện trực tiếp hay làm việc với bản thân không hút thuốc lá.
Ngừa cảm lạnh, nhiễm trùng: Chú ý thời tiết, nhất là vào mùa đông khiến phổi dễ bị tổn thương. Vào mùa lạnh, nên mặc và giữ ấm cơ thể, tránh gây tác động xấu đến cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng cần phong phú và đa dạng, ăn nhiều các loại cháo, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Những thực phẩm rất tốt như nấm mèo, cà rốt, rau diếp, dưa chuột, các loại thịt trắng. Chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh là con đường chính ngăn ngừa ung thư phổi tái phát.
19. Nên sử dụng thực phẩm chức năng, thảo dược gì trước, trong và sau hóa, xạ trị, phẫu thuật ở bệnh viện?
Quá trình điều trị gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị thường mang đến những tổn thương, những tác dụng phụ cho cơ thể. Vì thế trong thời gian này, bệnh nhân cần sử dụng những thực phẩm, thứ nhất là để bồi bổ, thứ hai để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, như thế mới có thể theo kịp phác đồ điều trị đến từ các bệnh viện, cơ sở y tế.
Các bác sỹ ở bệnh viện chuyên khoa ung bướu hàng đầu như bệnh viện K, 108 hay Bạch Mai thường hay khuyên bệnh nhân trước, trong và sau quá trình điều trị tích cực bệnh sử dụng sản phẩm King Fucoidan & Agaricus chứa hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Hoạt chất Fucoidan được chiết xuất từ nấm Mozuku tại Nhật Bản, kết hợp cùng bột nghiền từ nấm Agaricus có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư ngay từ trong trứng nước.
Xem clip những điều cần biết về ung thư phổi