Ung thư buồng trứng là gì?
Một người phụ nữ có hai buồng trứng là một thành phần của hệ thống sinh sản nữ. Mỗi buồng trứng có kích thước bằng quả óc chó và nằm trong vùng chậu ở hai bên tử cung. Hai buồng trứng sản xuất trứng và các hormone nữ, đó là estrogen và progesterone. Buồng trứng được cấu tạo từ các loại tế bào khác nhau có chức năng riêng biệt. Khi những tế bào này phát triển bất thường sẽ hình thành ung thư.
Các loại ung thư buồng trứng:
- U biểu mô
- U tế bào mầm – Là u từ những tế bào tạo trứng của buồng trứng
- U mô đệm – Loại u này phát triển ở các mô sản xuất oestrogen và progesterone.
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì?
Triệu chứng của bệnh ung thư ở giai đoạn ban đầu thường không rõ ràng và đi kèm các triệu chứng về rối loạn bàng quang và tiêu hóa. Người bệnh thường có các dấu hiệu sau:
- Cảm giác đầy hơi ở vùng bụng.
- Chướng bụng/ khó tiêu.
- Khó chịu ở vùng bụng.
- Đau lưng, hoặc đau chân.
- Đau vùng chậu.
- Thay đổi thói quen tiểu tiện – đi tiểu thường xuyên.
- Rối loạn tiết niệu.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
- Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng
Bạn có nguy cơ mắc bệnh không?
Những người có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng:
- Chế độ ăn nhiều chất béo.
- Béo phì.
- Mang thai muộn.
- Vô sinh hoặc hiếm muộn.
- Có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn.
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng.
- Yếu tố di truyền.
- Lứa tuổi.
Ung thư buồng trứng được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán được dựa vào hoạt động khám vùng chậu và thực hiện các xét nghiệm sau:
- Khám vùng chậu: được thực hiện bởi bác sĩ. Bệnh nhân có thể mắc ung thư buồng trứng nếu:
- Các buồng trứng phình to bất thường.
- Xuất hiện u vùng bụng.
- Có quá nhiều chất dịch ở vùng bụng (cổ trướng).
- Siêu âm vùng chậu: Kiểm tra được thực hiện ở vùng bụng hoặc qua âm đạo (được gọi là siêu âm qua âm đạo).
- Xét nghiệm CA-125 trong máu (dấu ấn ung thư): chất này thường tăng cao trong máu bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nồng độ CA-125 cao cũng có thể là do các nguyên nhân khác.
- Chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp X-quang vùng ngực để xác định xem ung thư đã lan đến phổi hay chưa.
- Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng và vùng chậu: cho ra các hình ảnh chi tiết của vùng bên trong cơ thể được tạo ra bởi tia X-quang. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc chẩn đoán ung thư buồng trứng và nghiên cứu mức độ lan rộng của ung thư.
- Sinh thiết: là việc lấy các mô để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm chẩn đoán ung thư. Để lấy mô, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở bụng, nếu nghi ngờ mắc ung thư, toàn bộ buồng trứng sẽ được lấy ra (phẫu thuật cắt buồng trứng).
Gói khám tầm soát ung thư ung thư ung thư Buồng trứng
Gói tầm soát ung thư buồng trứng | Ovarian Cancer Screening |
1. Khám lâm sàng | 1. Doctor Consultation |
2. Các xét nghiệm | 2. Laboratories/ Tumor marker |
Định lượng CA 125 | CA 125 (Ovary) |
3. Các khảo sát | 3. Imaging Service |
Siêu âm đầu dò âm đạo/ trực tràng | Transvaginal Ultrasound/ Transrectal Ultrasound |
(*) Những xét nghiệm có thể được thực hiện dựa theo độ tuổi, tình trạng bệnh sử cá nhân và gia đình theo chỉ định của bác sĩ. |
Một số lưu ý cần chuẩn bị cho buổi tầm soát
- Nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.
- Không xét nghiệm khi đang đặt thuốc hoặc điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
- Kiêng quan hệ tình dục khoảng 24 – 58 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm ung thư để tránh những tổn thương cho cổ tử cung. Tình trạng này có thể cho kết quả không chính xác.
- Tuyệt đối không dùng những loại kem bôi trơn âm đạo bởi nó có thể che khuất những tế bào bất thường trước khi đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
Ung thư buồng trứng được điều trị như thế nào?
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư biểu mô buồng trứng bao gồm phẫu thuật (mở bụng), hóa trị và xạ trị.
- Phẫu thuật nội soi ổ bụng là phẫu thuật được thực hiện tại vùng bụng. Nếu xác nhận bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, các bác sĩ sẽ cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, mạc nối (mô mỏng bao ngoài dạ dày và ruột), các hạch bạch huyết và tất cả các khối u nhìn thấy bằng mắt thường. Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân mong muốn có con, có thể chỉ cần cắt buồng trứng bị ung thư và các ống dẫn trứng.
- Hóa trị thường được đề xuất cho bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn tiến triển. Đối với bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, hóa trị cũng có thể được sử dụng khi hoàn thành phẫu thuật cắt bỏ khối u, để ngăn ngừa tái phát.
- Xạ trị đôi khi được sử dụng, đặc biệt là nếu khối u chỉ có tại khu vực vùng chậu. Phương pháp này cũng được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật.
Sau khi điều trị?
- Tạm thời không quan hệ tình dục trong 6 tuần để đảm bảo hoạt động điều trị diễn ra bình thường.
- Nếu cần cắt bỏ cả hai buồng trứng, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng mãn kinh. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
- Thường xuyên tái khám và làm xét nghiệm máu.
- Bệnh nhân cần trở lại sinh hoạt bình thường, có lối sống lành mạnh sau khi điều trị.